Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết chì có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em, kể cả người trưởng thành. Do đó, kiểm soát lượng chì trong thực phẩm rất quan trọng.
Tại sao chì có trong thực phẩm của bạn?
Có một thực tế là các nhà sản xuất thực phẩm không cố tình thêm chì vào sản phẩm. Tuy nhiên, kim loại có thể xâm nhập vào thực phẩm theo nhiều cách khác nhau. Chì có thể thấm vào các thành phần một cách tự nhiên. “Chì tự nhiên được tìm thấy trong lõi trái đất, do đó tồn tại trong đất trồng thực phẩm”, Katie Boss, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa tại Bệnh viện nhi Helen DeVos (Mỹ) nói.
Ăn thực phẩm dễ nhiễm chì gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Darin Detwiler, phó giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Northeastern cho biết: “Chì trong chuỗi thức ăn chủ yếu đến từ sự lắng đọng trực tiếp từ không khí vào thực vật và từ vật nuôi ăn đất có nhiễm chì khi chúng ăn thực vật. Thực vật và động vật có thể hấp thụ chì từ môi trường của chúng. Điều này có nghĩa là khi bạn ăn trái cây, rau và ngũ cốc hoặc thịt gia súc, gia cầm, dấu vết của chì vẫn còn”.
Detwiler cho biết chì có trong tất cả các loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn trẻ em có thể tăng mức độ chì nếu các nhà sản xuất thêm vitamin hoặc enzym vào sản phẩm. Ông trích dẫn một báo cáo của quốc hội năm 2021 cho thấy nhiều loại thực phẩm dành cho trẻ em ở Mỹ, bao gồm cả các nhãn hiệu hữu cơ, bị nhiễm chì và các kim loại nặng khác, bao gồm cả cadmium và asen.
Theo tiến sĩ Diane Calello, chì cũng có thể ngấm vào thực phẩm từ quá trình chế biến hoặc đóng gói công nghiệp. Bà cho biết, trong lịch sử, chì được tìm thấy trong lớp lót của hộp đựng thực phẩm.
Bao nhiêu chì được coi là “trong ngưỡng an toàn”?
Trong một thế giới hoàn hảo, người lớn và trẻ em sẽ không bị nhiễm chì. Tuy nhiên, chì lại ở khắp mọi nơi trong môi trường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn chỉ ra, việc cơ thể không có chì cũng không tốt. Thậm chí nồng độ chì trong máu thấp tới 3,5 µg/dL (microgam trên decilit) có thể dẫn đến giảm trí thông minh, các vấn đề về hành vi và học tập ở trẻ em.
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo rằng trẻ em nên có nồng độ chì trong máu dưới 5 µg/dL. Đối với người lớn, dưới 10 µg/dL được coi là bình thường. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện lượng chì trong máu.
Tại sao chì rất có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe. Sau khi được hấp thụ, chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Khi một người bị nhiễm độc chì nặng, chì gây tác động vào não và hệ thần kinh trung ương làm bạn hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em ngộ độc chì nặng có thể để lại hậu quả chậm phát triển trí tuệ, còi xương và rối loạn hành vi.
Theo WHO, nên chú ý hơn tới việc phơi nhiễm chì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiều hơn vì trẻú có thể hấp thụ lượng chì ăn vào nhiều gấp 4-5 lần so với người lớn từ bất kỳ nguồn nào. Theo WHO, trẻ em có xu hướng cho mọi thứ vào miệng, làm tăng nguy cơ nuốt phải những thứ có chứa hoặc được phủ chì, chẳng hạn như đất, bụi hoặc vảy sơn bị ô nhiễm.
Tiến sĩ Danelle Fisher, bác sĩ nhi khoa và trưởng khoa nhi tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ), nói: “Trẻ em nhiễm chì có thể bị đau bụng, nhức đầu và chóng mặt. Một số trẻ có thể không có triệu chứng, do đó Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em nên được kiểm tra mức độ phơi nhiễm chì trong độ tuổi từ 12 đến 24 tháng”.
CDC Mỹ cho biết, về lâu dài, chì có thể gây ra các khiếm khuyết về nhận thức thần kinh, dẫn đến chỉ số IQ thấp hơn, giảm khả năng chú ý và hiệu quả học tập kém.
Rau muống là loại rau dễ chứa nhiều chì. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào có thể tránh chì trong thực phẩm cho cả người lớn và trẻ nhỏ?
Tiến sĩ Sarah Shafer, trợ lý giáo sư về y học cấp cứu tại Đại học Y Baylor, nói rằng các bậc cha mẹ không nên lo lắng về chì trong thực phẩm vì khó có thể loại bỏ hoàn toàn chì trong thực phẩm. Ông nói: “Tránh tiếp xúc với chì từ thực phẩm là một điều khó, vì cha mẹ ít có phương tiện để phát hiện hoặc ngăn chặn sự hiện diện của chì, ngoài việc đọc hướng dẫn của sản phẩm để biết các thành phần của nó”. Bà khuyên cha mẹ nên thay đổi thức ăn liên tục cho trẻ: “Không em bé nào chỉ được ăn một loại thức ăn. Nếu bạn thay đổi loại thức ăn cho con, bạn sẽ giúp bé không tiếp xúc nhiều với chì”.
Fisher gợi ý cho trẻ ăn kết hợp ngũ cốc, trái cây, rau, protein và sữa. Bà nói: “Nếu bạn liên tục cho trẻ ăn ngũ cốc ba lần một ngày, nếu loại ngũ cốc đó có hàm lượng chì cao, thì trẻ sẽ tiếp xúc nhiều hơn so với việc bạn cho trẻ ăn một lần một ngày”.
Detwiler nhấn mạnh rằng nguồn phơi nhiễm chì không an toàn lớn nhất cho trẻ em thường là từ môi trường, do đó, nên tránh những thứ sau:
– Sơn trong những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1978 đang xuống cấp.
– Đất gần các tòa nhà cũ, sân bay hoặc đường đông đúc.
– Nước uống từ ống chì, vòi và thiết bị ống nước.
– Đồ chơi, đồ trang sức, đồ cổ và đồ sưu tập.
– Một số thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc cổ truyền… Các loại thực phẩm dễ nhiễm chì bao gồm rau muống, các loại thủy hải sản như trai, ốc, hến, cua, cá…
– Cha mẹ đang làm công việc hoặc có sở thích liên quan đến các sản phẩm có chì.
Sau Tết nhiều người muốn tìm cách thải độc cho cơ thể bằng các loại thuốc bổ nhưng chuyên gia người Nhật gợi ý có 2 cách giúp giải độc vừa rẻ tiền lại có thể thực hiện hàng ngày.